Z3224936312662 Fd9406c73903554e0ead94c084218f91 1

I. LÂY NHIỄN CHÉO VÀ THIẾT KẾ THI CÔNG BỆNH VIỆN:

 Khái Niệm: Lây chéo có thể xẩy ra giữa bệnh nhân với bệnh nhân, giữa bệnh nhân với nhân viên bệnh viện.
Hai tác hại của lây chéo:
Làm bệnh chính nặng thêm, gây biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong.
Mỗi lần có lây chéo, phải tổ chức cách ly, kiểm dịch kịp thời…

03 SÀn Vinyl Y TẾ

II. Nguyên nhân lây chéo:

Do nhiễm bệnh từ trước khi vào viện (đang thời kỳ nung bệnh), vào viện mới phát bệnh.
 Lây chéo trong khi nằm viện do chẩn đoán sai nên không xếp bệnh nhân đúng buồng, do bệnh nhân không chấp hành nội quy đi lại và tiếp xúc bừa bãi, do nhân viên không chấp hành đúng chế độ làm lây lan mầm bệnh từ ngoài vào hoặc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, do chế độ khử trùng tẩy uế buồng bệnh không đảm bảo…
Muốn xác định lây chéo trước hay sau khi vào viện cần căn cứ vào thời gian nung bệnh. Những bệnh hay xảy ra lây chéo thường là các bệnh lây đường hô hấp. Bệnh lỵ trực khuẩn, viêm gan virut cũng có thể gây lây chéo.

III. Biện pháp ngăn ngừa lây chéo trong bệnh viện:

Từ những thiết kế đầu tiên các bệnh viện rất lưu ý về thiết kế khoa truyền nhiễm lây nhiễm sao cho đúng và hạn chế rủi ro.
Tổ chức thiết kế Phòng khám bệnh và tiếp nhận bệnh nhân thật khoa học (theo hướng đi một chiều), khám và chẩn đoán chính xác, cảnh giác đối với những bệnh đang trong thời gian nung bệnh.
Không để bệnh nhân tiếp xúc bừa bãi trong khi chờ khám bệnh.
Tổ chức các buồng bệnh đủ điều kiện cách ly.
Sáp xếp bệnh nhân vào các buồng bệnh cho hợp lý.
Quy định nội quy bệnh nhân, không để bệnh nhân tiếp xúc với nhau.
Quy định chế độ làm việc cho nhân viên, đảm bảo không để mang mầm bệnh từ ngoài vào bệnh viện, từ bệnh nhân nọ sang bệnh nhân kia và không để bản thân nhân viên mắc bệnh.
Quy định chế độ khử trùng, tảy uế buồng bệnh, đồ đạc, dụng cụ, chất thải… để tiêu diệt các trung gian truyền bệnh 

IV. Nguyên tắc thiết kế tổ chức bệnh viện hoặc khoa truyền nhiễm:

Một bệnh viện hoặc khoa Truyền nhiễm cần có những bộ phận chính sau:
Một nhà hoặc phòng khám và tiếp nhận bệnh nhân
Các khu bênh theo các đường lây khác nhau
Một số buồng chuyên môn, kỹ thuật
Trong các khu bệnh, ngoài các buồng bệnh và buồng làm việc thông thường (như buồng điều trị, buồng hành chính, buồng trực…) phải tổ chức một số buồng có tính chất đặc biệt của truyền nhiễm:
Buồng thay quần áo, tắm rửa một chiều của nhân viên
Buồng chuẩn bị cho bệnh nhân ra viện
Buồng chia cơm và thức ăn
Buồng khử trùng, tẩy uế quần áo, bô vịt và dụng cụ hộ lý…
Những buồng chuyên môn, tuy theo khả năng và hoàn cảnh từng nơi, có thể bao gồm:
1 buồng X quang
1 buồng xét nghiệm (gồm xét nghiệm máu, phân, nước tiểu thông thường; vi khuẩn; sinh hoá…)
1 buồng siêu âm
1 số buồng làm tiểu thủ thuật (như lấy dịch mật, sinh thiết gan, soi trực tràng v.v…)
Sở dĩ cần phải tổ chức các buồng này cần làm ngay tai khoa truyền nhiễm để tránh đưa các bệnh nhân truyền nhiễm sang các khoa khác của Bệnh viện, hạn chế lây truyền các bệnh truyền nhiễm sang các bệnh nhân khác.

V. Thiết kế khu vực tiếp nhận bệnh nhân:

1 phòng để khám bệnh nhân
1 phòng thu hồi quần áo bẩn của bệnh nhân cho vào các túi để đưa đi khử trùng, giặt.
1 phòng tắm rửa cho bệnh nhân
1 phòng thay quần áo bệnh viện cho bệnh nhân

VI. Nguyên tắc căn bản bố trí thiết kế một khu bệnh là:

1 Tay VỊn HÀnh Lang BỆnh ViỆn

 lối vào riêng của bệnh nhân khi vào điều trị, có lối ra riêng khi khỏi bệnh. Có lối ra vào riêng của nhân viên.
 Nên xây dựng khu bệnh theo kiểu: một dãy buồng bệnh và một hành lang để thông thoáng, tránh lây chéo (không nên xây dựng 2 dãy buồng bệnh có 1 hành lang ở giữa).
Các buồng làm việc của nhân viên, buồng kỹ thuật, buồng điều trị… cần bố trí hợp lý, thích hợp để không bị lây bệnh cho nhân viên.
Mỗi khu bệnh có nhiều loại buồng bệnh khác nhau: buồng cho 3-4 bệnh nhân cùng loại bệnh, buồng cho mỗi bệnh nhân riêng (cho các bệnh nhân nặng, bệnh nhân chẩn đoán chưa rõ). Cũng cần có buồng dành cho các loại bệnh “tối nguy hiểm” (có lối đi riêng, không đi vào hành lang chung cùng các bệnh nhân khác).

VII. Thiết kế buồng thay quần áo, tắm rửa của nhân viên:

1 phòng để treo quần áo, mũ, giầy dép, đồ dùng riêng của cá nhân khi đến làm việc. Phòng này cần có các tủ để đồ riêng cho mỗi cá nhân.
1 phòng là nơi rửa chân tay, tắm gội…
1 phòng treo quần áo công tác, mũ, khẩu trang, dép, guốc (đi trong buồng bệnh) và các dụng cụ khám bệnh (ống nghe, búa phản xạ…). Phòng này cũng cần có các ngăn tủ riêng cho từng nhân viên.
Trong phòng này cần để sẵn một số quần áo, mũ, khẩu trang, dép… cho nhân viên khoa khác đến hoặc khách đến công tác.
Trên đây là một số lưu ý trong quá trình tham khảo thiết kế thi công bệnh viện theo nguyên tắc chống lây nhiễm chéo.

THIẾT KẾ PHÒNG MỔ BỆNH VIỆN – THI CÔNG KHU PHẪU

ĐC: Toà nhà C14 Bắc Hà, Đ Tố Hữu, Q Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.
Phòng kinh doanh: 0946.692.228 – 0977.886.786
Phòng kỹ thuật: 0886.870.645
Email: info.xaydungcongtrinh@gmail.com
Website: http://ytethaian.com

Tags:

Comments are closed

error: Content is protected !!